Việc an táng Quang Trung

Việc an táng vua Quang Trung là một việc khá phức tạp, không được ghi chép rõ ràng trong lịch sử vì sự tồn tại ngắn ngủi của triều Tây Sơn và sự bài bác của triều đại kế tiếp. Đến nay, theo các công trình nghiên cứu khác nhau, nhiều giả thuyết được đặt ra về vấn đề này.

Hoàn cảnh lịch sử

Tháng 9 dương lịch năm 1792, vua Quang Trung mất, con là Quang Toản lên nối ngôi, tức là Cảnh Thịnh đế. Khi đó nhà Tây Sơn đang đối đầu với lực lượng lớn mạnh trở lại của Nguyễn Ánh - người thừa kế ngôi chúa của họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Thời Cảnh Thịnh, triều đình Tây Sơn sinh ra lục đục. Nguyễn Ánh nhân thời cơ đó kéo ra đánh bại nhà Tây Sơn. Mười năm sau ngày Quang Trung qua đời, nhà Tây Sơn mất chủ quyền. Để trả thù nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã sai đào và san phẳng mộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào vò, giam cầm trong ngục tối. Người đời thương tiếc nhà Tây Sơn gọi là "Ông Vò". Do sự thù hằn của nhà Nguyễn, nhiều chứng tích về Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn, trong đó có lăng mộ của ông, được xem là đã bị phá huỷ. Một số công trình nghiên cứu gần đây của các nhà chuyên môn muốn nêu ra các giả thuyết về việc an táng ông.

Mộ giả

Sau khi Quang Trung mất (16-9-1792 dương lịch), các triều thần sai sứ sang Nhà Thanh dâng biểu giả rằng Mộ vua được chôn tại Tây Hồ gần Bắc Thành để bày tỏ sự "trung thành" với Nhà Thanh[1]. Vua Càn Long tưởng thật tặng tên hiệu cho ông là Trung Thuần, lại thân làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Cả triều thần nhà Thanh được lệnh làm lễ truy điệu vua Quang Trung. Sứ nhà Thanh sai quan án sát Quảng Tây là Thành Lâm[1] đến tận mộ ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng và đọc văn tế. Trong văn tế có câu:

Chầu ngôi Nam cực,
Lòng trung nghĩa hết đạo thờ vua
Chôn đất Tây hồ

Các giả thuyết về mộ thật

Lăng Đan Dương

Việc xây lăng và đắp mộ cho Quang Trung là một việc lớn, Triều Tây Sơn thực hiện hết sức bí mật vì những lý do chính trị lúc đó [2]. Ngô Thì Nhậm, một triều thần nhà Tây Sơn vào thời gian này, trong bài Cảm Hoài cho biết Quang Trung có một cung điện tên là Đan Dương, được xây trong một vùng rừng núi được chọn làm nơi đặt thi hài của ông:

Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta

Vị trí của Đan Lăng nằm ở đâu hiện nay không có chút tư liệu xác thực nào còn lưu lại.

Phủ Dương Xuân

Một số nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân[2] gần đây cho rằng Lăng Đan Dương (hay Đan Lăng) nằm gần chùa Thiền Lâm, gần nơi làm việc thái sư nhà Tây Sơn Phan Huy Ích. Thêm vào đó, khi Ngọc Hân mất để thực hiện nguyện vọng của bà là được chôn cùng Quang Trung. Trong điều văn của bà có câu: "Bên Đan Lăng quanh quất mạch liên châu". Từ những lời chỉ dẫn của hai cận thần nhà Tây Sơn và nghiên cứu địa hình Phú Xuân, ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng Đan Lăng nằm gần Phủ Dương Xuân, mà hiện nay có thể nằm ở ấp Bình An, Thành phố Huế.

Lăng Ba Vành

Một số nguồn khác[3][4], nhà nghiên cứu Trần Viết Điền cho rằng lăng của Vua Quang Trung nằm ở vị trí của Lăng Ba Vành ở làng Cư Chánh, ngoại ô Huế. Cùng với việc công bố công trình nghiên cứu về Lăng Ba Vành, ông Trần Viết Điền cũng nghiên cứu độ tin cậy của các giả thuyết về lăng mộ Vua Quang Trung. Qua bài[5] phản biện về giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Viết Điền đã đưa ra những đánh giá của mình về độ tin cậy của giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân.

Núi Khuân Sơn

Giả thuyết này dựa vào một bài thơ "Kiến Quang Trung linh cữu" (Thấy linh cữu vua Quang Trung)[6] của người đương thời là Lê Triệu (1771-1846), quê ở Lệ Trung, Đại Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa:

Trấp niên sất sá tẩu phong vân
Như thử anh hùng cổ hãn văn
Hàm Dã độc Lưu thiên vạn cốt
"Khuân Sơn" hoạ tại bách niên phần
Không hàm chỉ chỉ thiên thu hận
Cô phụ đường đường bát xích thân
Quang cảnh nhất ban thành phấn mị
Linh nhân chung cổ tiếu Doanh Tần!

Dịch thơ (Hồng Phi phiên âm và dịch):

Bao năm thét mắng át phong vân
Đủ thấy anh hùng - bậc vĩ nhân
Hàm Đan hận vùi muôn vạn xác
"Khuân Sơn" phần mộ hoạ trăm năm[7]
Ngậm hờn chỉ trích ngàn thu hận
Nỡ phụ đường đường tám thước thân
Quang cảnh thảy đều thành cát bụi
Khiến đời muôn thuở cợt Doanh Tần! [8]

Bài thơ ý miêu tả rắng tác giả đã từng đến viếng Quang Trung tại núi "Khuân Sơn". Núi Khuân Sơn ở phía nam huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế[6].

Bình Thuận

Một ngôi mộ khác ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cũng được nhiều người tin rằng đó mới chính là mộ của Quang Trung Hoàng đế. Theo đó, do sợ triều Nguyễn phát hiện nên mộ vua được an táng kín đáo trong một khu rừng già, cách xa biển và khu dân cư. Để giữ bí mật, hoàng hậu Lê Ngọc Hân không cho đặt bức tượng nào cạnh mộ vua. Trải qua bao đời, người địa phương gọi ngôi mộ này là "Mả ông Duông", do phát âm trại từ "Mả ông Vua".[9]

Giả thuyết lăng mộ vẫn còn nguyên

Một số nghiên cứu lại sử Nhà Nguyễn (nguồn mô tả việc phá lăng nhiều nhất) gần đây chỉ ra rằng: lăng mộ vua Quang Trung có thể vẫn còn nguyên vẹn, vị vua đầu triều nhà Nguyễn là Gia Long vẫn chưa quật phá mộ của Quang Trung vì tình thế lịch sử[10].

Chú thích

  1. ^ a b Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược Lưu trữ 2008-01-30 tại Wayback Machine
  2. ^ a b Thanh Tùng (31 tháng 3 năm 2007). “Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ Những bí ẩn về lăng mộ Vua Quang Trung sắp được giải mã ? Lưu trữ 2008-03-07 tại Wayback Machine BaoBinhDinh, truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2008
  4. ^ Nhà vật lý đi tìm mộ vua Quang Trung Lưu trữ 2009-03-19 tại Wayback Machine, Tuổi trẻ Online, truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2008
  5. ^ “Phản biện giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ a b Hồng Phi - Hương Nao (ngày 8 tháng 8 năm 2006). “Bài thơ chữ Hán "Nhìn thấy linh cữu Quang Trung" mới tìm thấy”. Báo điện tử Sân khấu Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
  7. ^ Trong nguyên bản "Khuân" là một chữ Nôm, rất ít dùng, viết theo tên gọi của địa phương. Khuân Sơn, theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, tập I (Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 1992) chép: "Núi Khuân Sơn ở phía Nam huyện Phong Điền, có tên nữa là Thượng Sơn, vì hình núi tròn như vựa thóc, thượng lưu sông Phong Điền chảy về phía Tây, có một con đường theo ven núi chạy về phía Bắc, đi theo về phía Tây có thể đến đất người Man Thượng"
  8. ^ Doanh Tần tức Tần Thủy Hoàng; ý tác giả ví Nguyễn Ánh tàn bạo như Tần Thủy Hoàng
  9. ^ Ấn tín nhà Tây Sơn và ngôi mộ thần thái giám
  10. ^ “Có thể mộ Quang Trung chưa bị Gia Long quật phá!”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2008.

9.http://redsvn.net/chum-anh-lang-ba-vanh-noi-nghi-cua-hoang-de-quang-trung/

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Nguyễn Đắc Xuân Cung điện Đan Dương thời Quang Trung, đăng trên Vietscience.
  • x
  • t
  • s
Phong trào Tây Sơn (1771 – 1802)
Tam kiệt
Nguyễn Nhạc (1743-1793) • Nguyễn Huệ (1753-1793) • Nguyễn Lữ (1754-1787)




Hoàng đế
Thái Đức (1778-1788) • Quang Trung (1788-1792) • Cảnh Thịnh (1792-1802)
Hoàng hậu
Thái Đức
Quang Trung
Cảnh Thịnh
Tướng lĩnh
Thất hổ tướng
Ngũ phụng thư
Tướng người Hoa
Lương Văn Canh • Lý Tài (đến 1775) • Mạc Quan Phù • Phàn Văn Tài • Tập Đình (đến 1775) • Trần Thiên Bảo • Trịnh Nhất • Trịnh Thất
Lãnh tụ Chăm Pa
Khác
Chu Văn Uyển • Đào Công Giản • Đặng Tiến Đông • Đặng Văn Long • Đặng Xuân Bảo • Đặng Xuân Phong • Đặng Văn Chân • Đống Công Trường • Hồ Văn Tự • Kiều Phụng • Lê Chất • Lê Danh Phong • Lê Trung • Lê Văn Lợi • Lê Văn Long • Lê Văn Thanh • Ngô Văn Sở • Nguyễn Hữu Chỉnh • Nguyễn Quang Huy • Nguyễn Văn Danh • Nguyễn Văn Duệ • Nguyễn Văn Điểm • Nguyễn Văn Hòa • Nguyễn Văn Huấn • Nguyễn Tăng Long • Phạm Công Hưng • Phạm Ngạn • Phạm Văn Điềm • Phạm Văn Định • Phạm Văn Tham • Phạm Văn Trị • Phan Văn Lân • Trần Viết Kết • Trương Văn Đa • Từ Văn Chiêu • Từ Văn Tú • Võ Thị Thái • Vũ Thị Đức • Vũ Văn Nhậm • Vũ Văn Thành
Nhân sĩ
Lục kỳ sĩ
Cao Tắc Tựu • La Xuân Kiều • Nguyễn Thung • Triệu Đình Tiệp • Trương Mỹ Ngọc • Võ Xuân Hoài
Khác
Kinh đô
Quy Nhơn (Thái Đức) • Phú Xuân (Quang Trung và Cảnh Thịnh) • Phượng Hoàng Trung Đô (dự tính)
Sự kiện và
trận đánh
Khởi nghĩa Tây Sơn
(1771-1777)
Trận Quy Nhơn 1 (1773) • Trận Phú Yên (1776) • Trận Gia Định 1 (1776) • Trận Gia Định 2 (1777)
Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1
(1777-1785)
Trận Gia Định 3 (1782) • Trận Gia Định 4 (1783)
Đại Việt-Xiêm La
(1785)
Đại Việt-Cao Miên
(1785)
Trận Nam Vang (1785)
Tây Sơn-Chúa Trịnh
(1775-1786)
Trận Cẩm Sa (1775) • Trận Phú Xuân (1786) • Trận Sơn Nam (1786) • Trận Thăng Long (1786)
Xung đột nội bộ
(1787)
Cuộc bao vây Thành Quy Nhơn (1787)
Đại Việt-Đại Thanh
(1789)
Đại Việt-Viêng Chăn
(1791)
Trận Xieng Khuang (1791) • Trận Viêng Chăn (1791)
Tây Sơn-Chúa Nguyễn 2
(1787-1802)
Trận Gia Định 5 (1787) • Trận Thị Nại 1 (1792) • Trận Quy Nhơn 2 (1799) • Trận Quy Nhơn 3 (1800-1801) • Trận Thị Nại 2 (1801) • Trận Phú Xuân (1801) • Trận Trấn Ninh (1802)
Lĩnh vực
Đồng minh và
chư hầu
Cao Miên (từ 1785) • Viêng Chăn (từ 1791) • Hải tặc Trung Hoa (từ 1771) • Chăm Pa (1782-1799) • Người Thượng (từ 1771) • Miến Điện (chưa rõ)
Đối thủ
Chúa Nguyễn
Chúa Trịnh
Vua Lê
Xiêm La
Rama I • Chiêu Tăng • Chiêu Sương • Lục Côn • Sương Uyển
Viêng Chăn, Bồn Man
Chiêu Nan • Thiệu Kiểu • Thiệu Đế
Đại Thanh
Pháp
(không chính thức)
Di sản và
thành tựu
Phổ cập chữ Nôm • Chế độ hộ khẩu • Tự do thương mại • Tiền đồng • Cởi mở tôn giáo • Sùng Chính Thư Viện • Hịch Đánh Trịnh • Hịch Ra Trận • Chiếu Lên Ngôi • Ai Tư Vãn • Đại Việt sử ký tiền biên • Lê quý dật sử • Tụng Tây Hồ phú • Định Quốc Đại Hiệu • Hỏa hổ • Hỏa cầu • Voi chiến Tây Sơn • Võ thuật Bình Định (Yến phi quyền, Hùng kê quyền, Độc lư thương) • Nhạc võ Tây Sơn
Di tích và
tưởng niệm
Thành Hoàng Đế (Bình Định) • Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) • Phượng Hoàng Trung Đô (Nghệ An) • Đền thờ Quang Trung (Nghệ An) • Chùa Bộc (Hà Nội) • Gò Đống Đa (Hà Nội) • Trung Liệt miếu (Hà Nội) • Phòng tuyến Tam Điệp (Ninh Bình) • Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang) • Núi Bân (Thừa Thiên-Huế) • Đàn Nam Giao Tây Sơn (Thừa Thiên-Huế) • Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo (Gia Lai) • Lăng Đan Dương (chưa xác định)